ShareThis

Tấm gương nghị lực

Nick Vujicic – Tấm gương nghị lực


Vào buổi sáng ngày 4/12/1982, tại một góc phố nhỏ ở Melbourne – Úc, một đứa bé vừa chào đời, nhưng ngay trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, cả bố mẹ nó đều gần như ngất đi sau khi nhìn thấy đứa con bé bỏng chỉ có đầu và tấm thân yếu ớt khuyết chi. Đó chính là Nick Vujivic.

Cả gia đình Nick gần như gục ngã vì sự thật quá phũ phàng và nỗi lo cho đứa con đau yếu khác người, song Nick khỏe mạnh đến không ngờ. Anh dần lớn lên trong sự yêu thương đặc biệt của tất cả mọi người. Khi Nick đến tuổi đi học, bố mẹ anh quyết định không gửi con vào trường dành cho những trường hợp khuyết tật mà lại đăng ký cho con trai mình cùng học với những đứa trẻ bình thường. Lý do là cả hai đều muốn con mình học cách sống tự lập ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất. “Đó là một quyết định đúng, tôi luôn thầm cảm ơn bố mẹ mình vì đã cho tôi học trong môi trường của những học sinh bình thường”, Nick nói.

Bố của Nick là môt lập trình viên máy tính và kế toán nên ông dạy con trai cách học đánh máy từ khi cậu sáu tuổi. Mặc dù biết con trai có thể bị bắt nạt và trêu ghẹo, cha mẹ Nick vẫn quyết tâm cho anh đến trường. Giờ đây, anh đã đạt được bằng cấp về kế hoạch tài chính và bất động sản.

Nick kể rằng, thời nhỏ, anh quá đau khổ nên từng muốn kết liễu cuộc đời. Anh chia sẻ: “Hồi tám tuổi, tôi cảm thấy rất lạnh lẽo và đau xót. Tôi đến bên mẹ đang khóc và nói với bà rằng, tôi muốn tự tử. Tôi thù ghét Chúa đã tạo ra mình như thế này. Khi đó tôi có thể tự đánh răng và gội đầu nhưng có quá nhiều điều không thể với tôi”. Lúc 10 tuổi, Nick đã trầm mình trong bồn tắm nhưng may mắn, vụ tự vẫn không thành công.
Nick dùng chân viết năm 10 tuổi


Sau này, nhờ niềm tin tôn giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, Nick quyết tâm trở thành một biểu tượng thế giới về sự chiến thắng nghịch cảnh. Giờ đây, anh đã là một người diễn thuyết và đi du lịch 24 nước. Nick tâm sự về nguồn cảm hứng khơi dậy niềm tin sống trong anh: “Khi 13 tuổi, tôi đã đọc một bài báo nói về một người đàn ông tàn tật nhưng đạt được rất thành thành tựu to lớn và còn giúp đỡ người khác. Tôi nhận ra tại sao Chúa lại tạo ra tôi như thế này. Ngài muốn tôi mang đến hy vọng cho những người khác. Vì vậy, tôi quyết định dành cả cuộc đời mình để động viên những người không may mắn như tôi”.

Cậu học trò nhỏ tội nghiệp bắt đầu tìm lại sự tự tin, niềm ham sống và khát khao thể hiện mình. Cậu được người mẹ tận tụy của mình “sáng chế” một chiếc kẹp bút, có thể gắn vào một trong hai ngón chân nhỏ của Nick, để viết lách. Nick không có cẳng chân mà chỉ có 2 bàn chân bé tẻo teo, mỗi bàn có 2 ngón chân nhỏ xíu. Nick bắt đầu tập bơi hồ bơi, ra sân chơi đá bóng cùng lũ bạn, gồng mình chạy nhảy nô đùa trên đôi bàn chân nhỏ ấy. Sau này, Nick gọi bàn chân nhỏ xíu ấy là “cái dùi trống”. Nick cũng bắt đầu thành thạo với việc dùng ngón và gót chân lướt phím trên máy vi tính.



Phương pháp “gót và ngón” cũng được Nick dùng chơi tennis, trả lời điện thoại, cạo râu hay uống nước.

Có thế nói như thế vì hiện Nick là một nhà hùng biện giỏi, từng thực hiện 1.600 bài phát biểu trước đám đông tại hàng chục quốc gia của 4 lục địa: châu Phi, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Anh còn điều hành Life Without Limbs, một tổ chức phi lợi nhuận hướng về những người khuyết chi. Nick khởi động các chương trình diễn thuyết truyền cảm hứng sống của mình từ năm 17 tuổi, tại những nhà thờ, trường học ở địa phương.

Nick tốt nghiệp Đại học năm 21 tuổi với 2 chuyên ngành là Kế toán và Kế hoạch tài chính. Anh bắt đầu du lịch khắp nơi để diễn thuyết. Chủ đề Nick hướng đến thường là những vấn đề khó khăn mà giới trẻ ngày nay phải đối mặt. Ước mơ của Nick là trở thành một nhà hùng biện quốc tế. Nick cũng muốn cải thiện ngôn ngữ của mình thông qua các show truyền hình, đặc biệt là chương trình của nữ hoàng talk show Ophra Winfrey. Anh cũng đang trong giai đoạn hoàn tất quyển sách đầu tay của mình, dự kiến sẽ xong vào tháng 12/2009 với tựa đề “No Arms, No Legs, No Worries!” (Không tay, không chân, không lo lắng!).

Nick còn cho phát hành DVD Life’s Greater Purpose trên trang web của mình để tất cả mọi người có thể xem những khoảnh khắc cuộc sống hằng ngày anh trải qua, và thể hiện cách mà anh khắc phục những khó khăn thường nhật và cả những bài diễn thuyết bản thân đã thực hiện.

Với những đóng góp to lớn của mình đối với cộng đồng, năm 1990 Nick vinh dự được trao giải thưởng “Công dân trẻ nước Úc”. Năm 2008, Nick đến Hawaii gặp bậc thầy về môn trượt ván Bethany Hamilton, người bị cá mập cắn đứt tay từ khi lên 12 tuổi. Hamilton rất đỗi ngạc nhiên trước khả năng trượt ván của Nick. Cô dạy Nick lướt đi trên sóng với những động tác từ đơn giản đến phức tạp. Song thật khó tin là Nick đã nhanh chóng lộn được 3 vòng trên không với tấm ván trượt của mình. Ngay sau đó, khoảnh khắc cú nhào lộn ngoạn mục trên sóng dữ của Nick đã được đăng lên trang bìa tạp chí Surf. Ngày càng nổi tiếng, Nick lần lượt xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông lớn và nhận được rất nhiều lời… tỏ tình lẫn cầu hôn của các cô gái.

Những sinh hoạt hàng ngày của Nick Vujicic, dù không có 2 tay và chỉ với một chân dị tật, nhưng Vujicic đã tự lo toan hết mọi việc trong đời sống thường nhật của mình mà không cần sự giúp đỡ của một ai.

Một số hình ảnh của Nick Vujicic







Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...